Đạt Ma
Đạt Ma tổ sư khi tọa hóa có di nguyện muốn trở về tây phương, nhưng hoàng đế đương thời không chấp thuận, tây quy bị ngăn cản. Đệ tử Đạt Ma vì muốn bảo vệ Xá Lợi của tổ sư thánh, tiện thể chôn xá lợi tại nơi dừng chân đầu tiên khi tổ sư trên đường đi truyền giáo, để linh hồn được an nghỉ. Các đệ tử đời đời bảo vệ tổ sư nên cũng bắt đầu khai đàn lập tông tại đấy, tự xưng là Đạt Ma Phái.
Đạt Ma tổ sư là Thiền Tông tổ sư của Phật môn, Đạt Ma Phái lấy tư tưởng của Thiền Tông Phật môn làm cơ bản để lập phái, đệ tử hậu thế kiến tính thành Phật, tịnh tâm tu thiền. Đệ tử Đạt Ma đa số là ẩn tu, không màng thế sự, nhưng nếu có người cố ý làm khó, thì cũng không màng tới quy tắc thế tục, quyết trừng trị bằng được.
Đạt Ma Phái chủ trương Phật do tâm sinh, kiến tính thành Phật, cùng với có duyên nữa tất sẽ thành Phật, không có duyên thì dù có khiến phóng hạ đồ đao thì cũng vô dụng, chi bằng sớm lên đến miền cực lạc. Đạt Ma Phái, là thiên hạ đệ nhất Thiền Tông của Phật môn.
Thế lực: Chính phái
Đánh giá: Hiệp
Định vị: Cận Chiến
Binh khí: Đồ Thủ - Trường Côn
Đặc sắc võ học: Dùng Võ Nhập Thiền, Lấy Dương Chí Cương
Nội công: Ma Ha Tâm Kinh - Bối Diệp Thiền Kinh
Bộ võ: Đại Từ Đại Bi Thiên Diệp Thủ - Phục Ma Côn Pháp
Môn phái liên quan: Môn phái Thiếu Lâm
Đạt Ma Phái và Thiếu Lâm Tự vốn cùng nguồn gốc, năm xưa khi Đạt Ma tổ sư truyền giáo đến Trung Nguyên, các đệ tử lập nên Thiếu Lâm Tự, từ đó Thiếu Lâm lấy Phật môn chính tông mà được thiên hạ tôn sùng, tuy võ tông Phật môn của Thiếu Lâm vang danh thiên hạ, nhưng cũng tự biết rằng Thiền Tông pháp không bằng Đạt Ma Phái, tuy vậy nhưng trụ trì Thiếu Lâm lại ngoan cố không chịu thay đổi, không muốn uy danh Thiếu Lâm dưới Đạt Ma Phái, càng không muốn xuất hiện ngang hàng với Đạt Ma. Tuy nhiên rất ít người biết được chuyện đấy.
Trụ trì Thiếu Lâm ngày nay - Huyền Hoài Đại Sư, khi trẻ hoài bão rất lớn, không muốn Phật môn Trung Nguyên từ 1 chia làm 2, bèn cáo biệt sư phụ xuất môn tu hành, đi về Tây phương. Sau khi trải qua các kiếp nạn, cuối cùng gia nhập Đạt Ma Phái, chuyên tâm tu thiền, và trở thành người trung gian, muốn hóa giải ân oán giữa 2 tông Phật môn. Khi thiền ý đại thành, ông ấy trở về Thiếu Lâm kế thừa vị trí trụ trì xong, bắt đầu cận lực hữu hảo giữa 2 tông, nỗ lực ấy dần dần cảm hóa các cao tăng Đạt Ma Phái, 2 tông này của Phật môn dần dần cải thiện mối quan hệ, hóa giải ân oán.