Tin tức
News
Trang chủ Tin tức

Phân loại các bộ Võ Học trong Cửu Âm Chân Kinh

06-01-2014

Hệ thống võ học phong phú chính là một điểm nổi bật của Cửu Âm Chân Kinh. Từ Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm vang danh trong hiện thực đến Đả Cẩu Bổng Pháp, Tịch Tà Kiếm Phổ nổi tiếng trong tiểu thuyết võ hiệp. Các bộ võ học đặc sắc không ngừng xuất hiện trong giang hồ đã tạo nên cục diện hiếm thấy trong thể loại game cùng loại.

 

Trên thực tế, theo sự phát triển trong thời gian dài của giang hồ võ lâm, các bộ võ học cũng vì đặc điểm của chính mình mà tạo nên các lưu phái khác nhau, ví dụ có loại võ học sát thương thấp nhưng bạo kích lại cực cao, 1 số loại khác thì sát thương ổn định, đòn ra liên tục. Vậy nên, việc phân loại võ học cũng mang lại 1 bước ngoặt lớn.

 

Rốt cuộc thì phải làm sao để phân loại những bộ võ học này, làm sao định vị những võ học thông thường?

 

 

Nói 1 cách đơn giản thì dù bộ võ học đó có thế nào thì mục đích cũng chính là dùng để tấn công đối thủ. Vì vậy theo loại sát thương thì có thể phân chia như sau:

 

1. Loại Nộ bạo kích

Đại biểu: Kim Xà Thích, Thái Cực Quyền, Tuyết Trai Kiếm Pháp

 

 

Bộ võ loại này thường có 1 đặc điểm chính là công kích bình thường khá yếu, sát thương không cao, nhưng nộ chiêu có sát thương bạo phát cực mạnh (Tiêu Dao Thoái Pháp cũng có thể miễn cưỡng được liệt vào loại này). Thế mạnh của bộ võ loại này là sát thương tăng mạnh bất ngờ, trong thời kỳ đầu và giữa thì Kim Xà Thích có thể đại diện cho loại hình “nhất chiêu nhất sát”.

Sau khi nội công 4 của môn phái được mở, do trang bị, điểm sinh mệnh tăng cao, sự bạo phát của loại này không còn tác dụng lớn nữa vì trên thực tế thì kẻ địch chỉ cần tăng phòng ngự bằng cách tăng điểm sinh mệnh thì khá an toàn, tuy nhiên với 1 số chiêu lớn thì vẫn mang lại sát thương khả quan nhưng lại rất khó dứt điểm đối phương. Loại thay đổi này nếu xét tổng thể mà nói thì cũng là hợp tình hợp lý.

 

2. Loại công kích thường có sát thương ổn định

Đại biểu: Cầu Bại Côn Pháp, Viêm Dương Đao Pháp, Nghê Thường Động, Đả Cẩu Bổng Pháp

 

 

Các chiêu nộ của các bộ võ học loại này thường yếu hoặc không có ý nghĩa chân chính của nộ chiêu. Chiêu bình thường thì sát thương cũng không đến nỗi tệ. Do lượng khí huyết người chơi tăng dần theo tiến trình nội công, loại này cũng đi vào vết xe đổ của loại 1.

Điển hình chính là Nghê Thường Động: Bộ võ công có sát thương bình thường, chiêu xung phong liên tục bạo phát, tuy nhiên ít người coi trọng (nghiêm túc mà nói thì bạo kích từ công kích thường so với nộ chiêu bạo kích cao hơn hẳn) nhưng loại chiêu bạo phát này cho dù có lên cao đi nữa thì cũng không đánh lại kẻ địch (loại nộ chiêu). Tổng thể mà nói thì vẫn còn thuộc loại sát thương ổn định

 

3. Loại sát thương cân bằng triệt để

Đại biểu: Mặc Tử Kiếm Pháp, Thiết Đầu Công

 

 

Đặc sắc của loại võ học này là sát thương bình thường cao, sát thương nộ chiêu cũng không thấp, trong bất kỳ lúc nào cũng đều không quá yếu nhưng cần tạo sát thương bình ổn, kỹ năng khóa thì tốt hơn kỹ năng không khóa, vì vậy loại này thường là loại đánh đơn.

Điều đặc biệt cần đề cập đến là Mặc Tử Kiếm Pháp kỳ thực là loại được thiết lập khá nguy hiểm, sát thương xung kích quá cao tương xứng với 1 loại sát thương đại chiêu đồng dạng cũng vô cùng cao, kết hợp với sát thương Mặc Điểm Giang Sơn nội công lực tay cao nữa thì xem như khá là máu lửa, còn hơn cả hư chiêu Mặc Tử không mạnh lắm. Nhưng hiện nay đã có Mặc Tử kết hợp nội công Cẩm Y Vệ tương xứng với bảo vật bỏ qua đỡ đòn trực tiếp cường sát khiến cho bộ võ này vô cùng mạnh mẽ. Tóm lại là bộ võ này là ổn nhất.

 

4. Loại liên kích, trong điều kiện đặc biệt có thể giúp tăng thêm uy lực

Đại biểu: Ngọc Nữ Kiếm Pháp, Thiên Tuyệt Địa Diệt Thích

 

 

Bộ võ thuộc loại này được thiết kế rất tốt, cần dựa vào combo (liên kích) hoặc phải có điều kiện đặc thù thì mới có thể tạo nên uy lực kinh người. Bộ võ này mang tính kỹ xảo rất mạnh, vì vậy có thể nói đây là loại bộ võ cao cấp. Nhưng mà phải làm sao thiết lập combo, làm sao thành công cũng là vấn đề nan giải. Nếu như quá khó thì bộ võ này cơ bản chỉ thuộc 1 loại bộ võ trên lý luận, thao tác thực tế về cơ bản là làm không được. Nhưng nếu quá đơn giản thì bộ võ này sẽ vô cùng mạnh. Loại bộ võ này mạnh cũng không mạnh, quan trọng là xem có đủ sự xảo diệu hay không mà thôi. Phải làm sao để điều kiện/liên kích không quá khó nhưng cũng không được quá dễ dàng.

 

6. Loại đặc biệt
Đại biểu: Truy Hồn Trảo (hiện tại chỉ có 1)

 

 

Truy hồn Trảo nếu xét 1 cách nghiêm túc mà nói thì chỉ là bộ võ có sát thương thông thường, nhưng bộ võ này lại không thể liệt vào loại "xuất chiêu ổn định" mà phải liệt vào loại liên kích, chiêu Quỷ Trảo Thám U phối hợp với Huyết Vũ Tinh Phong thì lại không thể được xem là thuộc phạm trù liên kích. Vì vậy mà chỉ có thể phân nó vào loại đặc biệt. Huyết Vũ Tinh Phong của Truy Hồn Trảo khiến cho chiêu thức phi nộ thường dù có được đánh ra phần lớn nộ chiêu thì cũng không thể gây sát thương, đồng thời điều kiện thi triển cũng không quá phức tạp. Bộ võ này chính mình tập hợp sát thương, khống chế toàn thân.

 

Xem thêm thông tin về võ học trong Cửu Âm Chân Kinh tại đây

 

Chưởng Quản kính bút

ƯU ĐÃI NẠP VÀNG
Code