Cửu Âm Chân Kinh chia làm 2 phần thượng (nội công) và hạ (chiêu thức)
Quyển thượng (nội công)
- Dịch cân đoán cốt thiên
Sách nói về cách co duỗi cơ luyện xương cốt. Sau khi luyện thành thì công lực mạnh lên rất nhanh. Bí kíp này không phải chỉ có ngồi thiền luyện tĩnh công mà còn dựa vào những điều kiện bên ngoài để phát huy động công bên trong.
- Liệu thương thiên
Bí kíp này dùng để trị thương, cũng có thể dùng để tăng thêm công lực, do vậy người luyện Cửu Âm Chân Kinh đều nhất định luyện qua bí kíp này. Những cách điều trị ngoại thương bình thường không thấy nhắc đến nhiều, chủ yếu là dùng để điều trị nội thương.
- Điểm huyệt thiên
Sách này chủ yếu nói về thuật điểm huyệt nhưng không có nói chiêu thức rõ ràng tỉ mỉ.
- Giải huyệt bí quyết – Điểm huyệt thiên
Đây là bí quyết tự mình giải thông huyệt đạo khi bị đối thủ điểm huyệt hoặc lúc huyệt đạo bị tắc nghẽn, tức là có thể dùng phương pháp này để tự đả thông huyệt đạo.
- Thu cân súc cốt pháp – Dịch cân đoán cốt thiên
Phần này nói về thuật thu gân rút cốt (làm gân cốt trở nên linh hoạt có thể thu thân nhỏ lại).
(Tại Đại hội Quân Sơn, Quách Tĩnh từng dùng cách này để tháo bỏ dây trói)
- Di hồn đại pháp
Đây là một loại trong Nhiếp tâm thuật, tính chất cũng giống như thuật thôi miên ngày nay, dùng để đối phó với đối thủ có võ công cao cường nhưng tâm chí không vững.
(Hoàng Dung tại đại hội Quân Sơn đã dùng thuật này để khắc chế Nhiếp tâm thuật của Bành trưởng lão)
- Xà hành Li phiên (rắn trườn báo lộn)
Đây là chiêu thức lăn lộn trên đất với tốc độ nhanh, linh hoạt và vô cùng khác thường khó đoán, thường dùng để tránh sự công kích của địch
(Chu Bá Thông từng dùng chiêu này để tránh sự truy kích của Hoàng Dược Sư)
- Bế khí bí quyết
Luyện cái này có thể nhịn thở trong một gian dài.
- Phi nhứ kính
Trong hồi 38 Cẩm nang mật lệnh của Anh hùng đại xà điêu truyện có nhắc đến Quách Tĩnh đã dùng chiêu này để hóa giải một chiêu của Âu Dương Phong.
- Tổng cương
Phần này là phần cuối Cửu Âm Chân Kinh, dùng phiên âm tiếng Phạn để viết, người viết lại đầu tiên là Bồ Đề Đạt Ma. Tổng cương Cửu Âm Chân Kinh vô cùng cao thâm, ai luyện được nó sẽ trở thành một thần tượng võ thuật siêu phàm đạt đến trình độ thần thông.
Những bản Cửu Âm Chân Kinh sau này đã sửa lệch đi triết lý võ học của Đạo gia, không cân bằng được âm dương, cương nhu cân bằng mới chính là cảnh giới cao nhất của võ học.
Quyển hạ (chiêu thức)
- Bạch mãng tiên pháp
Sử dụng một sợi roi bạch mãng thật dài, trông giống như linh xà trườn ra khỏi động, nó có thể co dãn, linh động tự do, dùng để tấn công từ xa.
- Đại phục ma quyền
Đây là loại quyền pháp có uy lực cực kì mạnh, chiêu thức vô cùng ảo diệu khó lường.
Trong Thần điêu hiệp lữ, Chu Bá Thông từng dùng Đại phục ma quyền cùng Ám nhiên tiêu hồn chưởng của Dương Quá để chống lại địch.
- Thôi tâm chưởng
Tuy có tên là “thôi tâm” (Hủy tim) nhưng khi bị trúng chiêu này thì lục phủ ngũ tạng có thể đều bị phá hủy nhưng xương thì không bị gãy.
- Thủ huy ngũ huyền
Trong Thần điêu hiệp nữ khi Tiểu Long Nữ dùng tả chưởng để đánh lại hữu chưởng của Âu Dương Tu, Dương quá thấy sư phụ nội công thua xa nghĩa phụ, nếu cứ tiếp tục đánh sẽ bị nội thương nên duỗi năm ngón tay ra đánh vào tay của Âu Dương Phong, đó chính là chiêu Thủ huy ngũ huyền.
Lúc đó Dương Quá mới học Cửu Âm Chân Kinh tuy chưa thành thục nhưng đã rất lợi hại, làm cho Âu Dương Tu cảm thấy tay tê buốt, toàn thân mất hết lực.
- Cửu âm bạch cốt trảo
Đây là một loại võ công vô cùng tàn độc, người trúng chiêu này thường là chết ngay tức khắc, trên đầu sẽ có năm lỗ hỏm do bị năm ngón tay đánh xuống. Tuy đây không phải võ công tà phái nhưng nếu dùng nó với mục đích tàn sát độc ác thì nó không thể xem là danh môn chính phái.
Một ngày không xa, Cửu Âm Chân Kinh có lẽ sẽ tái hiện đầy đủ nội dung các nội công và võ học trong bí kíp báu vật này.
Theo trang tin Võ thuật