Với nhược điểm sức sát thương nhỏ và khó sử dụng do phải chuyển đổi trạng thái âm dương liên tục, bộ “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” giống như một bộ võ công bị lãng quên vì không được các môn đệ Võ Đang thường xuyên sử dụng. Tuy vậy có không ít các cao thủ Cửu Âm Chân Kinh đều cho rằng bộ võ công này lại có thể giúp Võ Đang tóm bắt đối thủ tốt và giao chiến tay đôi hiệu quả với các phái khác, nếu biết sử dụng thuần thục thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Vậy sức mạnh tiềm ẩn đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Đánh giá tổng quan
Lưỡng Nghi Kiếm Pháp: Công thủ vẹn toàn, khống chế đơn thể
“Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” trong đánh giá tổng quan được cho là bộ võ công “công thủ vẹn toàn, khống chế đơn thể”. Với những ưu điểm mạnh mẽ ấy tại sao lại không được ưu ái sử dụng? Kèm theo đó, chỉ số sao đánh giá về tấn công của “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” lại thấp nhất trong đó chỉ số phòng thủ lại khá cao. Chỉ số hồi phục chỉ được đánh giá ở mức trung bình.
Khả năng Phòng thủ
Xét về phòng thủ, “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” có giá chiêu “Kiếm Sinh Thái Cực” là nỗi khiếp sợ của các phái sử dụng ngoại công. Với khả năng giảm tối đa tới 60 lực tay đối thủ trong 10s khi đỡ thành công, Võ Đang hoàn toàn có thể vô hiệu hóa bất kỳ đòn tấn công ngoại công nào của đối thủ. Là chiêu thức tiên quyết để Võ Đang có vị trí tanker trong các cấm địa cấp cao.
Kiếm Sinh Thái Cực: Biến Võ Đang trở thành tanker
Kết hợp với chiêu “Âm Dương Giao Thác“ ở trạng thái “Âm”, Võ Đang sẽ có buff giảm sát thương nhận phải (cộng dồn tới 5 điểm) lại càng làm vai trò tanker trở nên hoàn hảo.
Trạng thái “Âm”:Giảm sát thương nhận vào
Khả năng phục hồi
Bí quyết hồi phục khi sử dụng “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” nằm ở chính chiêu thức “Âm Dương Giao Thác”. Tùy vào số điểm cộng dồn khi ở trạng thái “Âm” hoặc trạng thái “Dương” mà khi trao đổi trạng thái, nhân vật sẽ được hồi một lượng mana (nếu là “Dương”) hoặc một lượng máu (nếu là “Âm”). Tuy nhiên cần lưu ý là mức độ phục hồi ít hay nhiều khi thi triển phụ thuộc vào chỉ số nội tức của nhân vật.
Tuyệt chiêu: “Âm Dương Giao Thác”
Khả năng Tấn Công và Khống Chế
Cũng với chiêu thức “Âm Dương Giao Thác”, Võ Đang có thể chuyển đổi trạng thái từ thủ thành công khi trao đổi trạng thái từ “Âm” sang “Dương”, nếu địch không đỡ sẽ bị hôn mê rất sâu (tùy thuộc vào số cộng dồn của trạng thái “Âm”) hay nếu trao đổi ở chiều ngược lại từ “Dương” sang “Âm” sẽ gây ra sát thương lên đối thủ.
Khi ở trạng thái “Dương”, Võ Đang còn được tăng sát thương trên mỗi đòn đánh gây ra (cộng dồn tới 5 điểm). Với đặc điểm mỗi chiêu thức có nhiều đòn, một combo “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” hoàn toàn có thể dồn 1 lượng sát thương rất lớn lên đối thủ.
Trạng thái “Dương”:Tăng sát thương công kích
Ngoài ra, “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” còn có 2 chiêu có khả năng khống chế tốt trong tóm bắt đối thủ đó là hư chiêu “Cực Đạo Hồi Quy” làm giảm tốc độ di chuyển và “Âm Dương Hầu Liệt” đánh rơi mục tiêu trên không(“Âm” sẽ tăng nộ khí,”Dương” sẽ gây 1,5 lần sát thương).
Giảm tốc độ di chuyển
Đánh rơi mục tiêu ở trên không
Đối với chiêu nộ của “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp”, tuy không được đánh giá cao về khả năng sát thương nhưng nếu biết kết hợp cùng trạng thái “Dương” đã cộng dồn 5 điểm thì với 9 đòn trong chiêu thức, lượng sát thương gây ra sẽ rất lớn, không thể xem thường.
Nộ chiêu kết hợp với trạng thái “Dương” đạt hiệu quả vượt mức
Kết luận: Như vậy có thể thấy, “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp” có đầy đủ các chiêu thức công, thủ, khống chế khá đa dạng. Tuy nhiên để có thể sử dụng tốt “Lưỡng Nghi Kiếm Pháp”, bí quyết nằm ở việc người chơi cần biết trao đổi 2 trạng thái “Âm”, “Dương” của tuyệt chiêu “Âm Dương Giao Thác” một cách thuần thục và hiệu quả để phát huy các trạng thái khống chế, hồi phục, gây sát thương. Cũng chính vì đặc điểm độ khó thao tác cao mà có rất ít môn đồ Võ Đang có thể sử dụng tốt bộ võ công “toàn diện” này.