Tin tức
News
Trang chủ Tin tức

Đệ tử Thiếu Lâm - Sướng hay khổ?

26-08-2015

Đứng trước vấn đề này, một game thủ - đệ tử đời thứ 9999 của Thiếu Lâm mạnh dạn đưa những hình ảnh của môn phái này ra "ánh sáng" để bàn dân thiên hạ được sáng tỏ.

 

 

Khổ trước...

 

Nổi tiếng trong giang hồ với các tuyệt học như Long Trảo Thủ, Thái Tổ Trường Quyền,.. Thiếu Lâm nhanh chóng nổi danh và trở thành một trong những chính phái lớn nhất thời bấy giờ. Vì vậy mà có không biết bao nhiêu người đến xin gia nhập. Nhưng để có được những sức mạnh này, các đệ tử cũng phải đánh đổi không nhỏ.

 

 

Đầu tiên là từ bỏ đi mái tóc yêu quý của mình, trở thành người xuất gia - đồng nghĩa với việc không yêu đương gì nữa. Hàng ngày, phải lên núi gánh nước, bổ củi,... mà theo như các sư phụ ở đây nói thì là để rèn luyện bản thân. Vàng bạc châu báu thì nhà chùa không có, nhưng sách võ học thì vô biên, vì vậy công việc tuần tra phái là vô cùng cần thiết nhất là với các đệ tử mới gia nhập. Ngoài ra, mỗi ngày còn phải ngồi thiền, tụng kinh niệm phật 2 canh giờ, vừa là để luyện công phu, vừa là giúp rèn luyện tinh thần.

 

 

Luật lệ Thiếu Lâm thì có thể nói vô cùng hà khắc, từ đánh nhau, uống rượu, lười biếng,... tất cả đều bị cấm, nếu vi phạm nhẹ thì bị phạt hối lỗi, nặng thì đuổi khỏi chùa. Thật ra, trong những giới luật này có rất nhiều điều vô lý, khiến không ít đệ tử lên tiếng phản đối, nhưng không hiểu sao bao năm nay vẫn không sửa đổi.

 

 

Ví dụ như việc cấm uống rượu: "Chúng tôi chẳng thích thú gì việc uống rượu, vừa đắng ngắt lại tốn tiền nhưng bạn thử đánh nhau với Cái Bang mà tửu lượng nhỏ xem, chúng phun rượu cái là hoa mắt chóng mặt, còn đánh đấm gì nữa. Vì thế nên chúng tôi mới phải luyện tửu chứ có ham hố gì, thế mà cũng bị phạt" - một tiểu tăng chia sẻ.

Hay như việc cấm đánh nhau:"Chúng tôi tuy cùng là đệ tử Thiếu Lâm nhưng lại thuộc các bang khác nhau, nếu may mắn cùng liên minh thì không sao, chứ ở 2 bang đối địch thì cứ nhìn thấy nhau là "chiến" rồi. Không đánh thì bị đuổi khỏi bang, tránh sao được mà vẫn bị phạt" - lại một tiểu hòa thượng chia sẻ.

 

 

"Phạt thì đâu có đơn giản như các môn phái khác, quỳ gối vài canh giờ là xong, chúng tôi còn phải dùng chày gõ vào đầu liên tục. Các sư trụ trì nói là để cho tỉnh táo nhưng lần nào hối lỗi xong tôi cũng bất tỉnh." - đệ tử đời thứ 9999 giãi bày.

 

... Sướng sau

 

Khổ thì có khổ thật, nhưng không thể phủ nhận, võ công của Thiếu Lâm là tuyệt đỉnh công phu. Từ nội công thâm hậu đến các võ công bí truyền, hầu hết các đệ tử Thiếu Lâm đều nhờ nó mà nổi danh trên giang hồ.

 

 

Đơn cử như Thái Tổ Trường Quyền, Đạt Ma Côn Pháp, Vi Đà Côn Pháp,... đây là những bộ võ mà đệ tử Thiếu Lâm nào cũng phải học. Sở hữu sức mạnh lớn, thuận lợi cho cả công lẫn thủ nên các bộ võ công này thích hợp cho cả việc đi cấm địa hay các trận PK, PVP. Vì vậy mà đệ tử Thiếu Lâm thường ít khi phải mua võ học giang hồ, cứ luyện thuần thục võ công bản phái là có thể "bá đạo".

 

 

Ở cấp độ cao hơn có thể kể đến võ học trấn phái Long Trảo Thủ, là bộ tuyệt kỹ thường được sử dụng trong các cuộc thi như Hoa Sơn Luận Kiếm hay Đại Hội Cửu Âm. Do sức mạnh lớn nên để sở hữu trọn bộ võ công này không hề đơn giản, game thủ phải mất thời gian dài chiến đấu, góp nhặt từng mảnh. Vì vậy, số lượng đệ tử có thể sử dụng nhuần nhuyễn bộ võ công này cũng không phải nhiều.

 

 

Không dừng lại ở đó, Thiếu Lâm còn sở hữu nhiều tuyệt thế nội công cùng 72 tuyệt kỹ danh trấn giang hồ, sẵn sàng truyền thụ cho người có lòng với võ học. Đến giờ thì có lẽ việc gia nhập Thiếu Lâm "khổ hay sướng" mỗi người đều đã có câu trả lời cho riêng mình.

Sở hữu sức mạnh lớn cùng danh tiếng nhiều năm giúp Thiếu Lâm luôn giữ vị trí top trong các môn phái, thế lực trên giang hồ. Nhưng để có thể tiếp nhận và sở hữu sức mạnh đó thì không hề đơn giản. Vì vậy, môn phái Thiếu Lâm luôn là một thử thách lớn đối với các đệ tử - game thủ Cửu Âm Chân Kinh 2 tìm tòi và khám phá.

Theo CTV Cửu Âm Chân Kinh

TÍCH LŨY NẠP VÀNG
Code